Trong quan niệm của người Khmer, mặt trăng là vị thần điều tiết mưa nắng, đem lại sự phát triển thuận lợi cho mùa màng và công việc đồng áng của con người. Khi mùa màng đã thu hoạch xong, trong Lễ Oóc om bóc - Đua ghe Ngo đưa nước về xứ của Niếck (rồng), họ cũng làm Lễ cúng Trăng để nhớ công ơn này. Ngoài ý nghĩa trên, người Khmer còn có ý nghĩa tâm linh thể hiện qua các vật cúng và trang trí như 2 cây trụ làm cổng ngay bàn cúng tượng trưng cho “vành đai vũ trụ”; cái bàn tượng trưng cho “Trái đất”; 2 cây mía tượng trưng cho “sự sinh sôi, nảy nở”; 3 cây nến cắm trên cổng tượng trưng cho ba mùa trong năm “nắng, mát, mưa”; 12 lá trầu được treo hai bên cổng tượng trưng cho “12 tháng trong năm và 12 con giáp”; 7 trái cau có hình dáng con ong bầu tượng trưng cho “bảy ngày trong tuần”; 30 lá trầu đặt bên phải bàn cúng tượng trưng cho “tháng đủ”; 29 lá trầu đặt bên trái bàn cúng tượng trưng cho “tháng thiếu”…
Phục dựng Lễ cúng Trăng
Mâm cúng bắt đầu được trang hoàng và bày biện khi chiều xuống. Lễ vật của mâm cúng là những loại rau, củ, cây trái trong vườn. Đặc biệt là không thể thiếu dĩa cốm dẹp lớn và trái dừa vừa ăn được vạt sẵn nhưng vẫn phải giữ lại nắp. Khi trăng lên, các vị trưởng lão đức cao vọng trọng, vị Achar được mời đến tiến hành nghi Lễ cúng Trăng trước sự chứng kiến của các sư.
Mọi người trải chiếu ngồi quây quần quanh mâm cúng. Sau lời khấn tạ ơn và đọc một đoạn kinh cầu phúc, những đứa trẻ sẽ lần lượt được gọi lên để "oóc-om-bóc" (đút cốm dẹp). Miệng ngậm đầy cốm dẹp lẫn các loại củ, trái cây… mỗi thứ một ít được vắt thành nắm, đứa trẻ vừa nuốt cốm dẹp, vừa nói lên ước muốn của mình gửi tới mặt trăng.
Ông Sơn Thanh Liêm - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: “Lễ cúng Trăng trong khuôn khổ Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng lần thứ IV, khu vực ĐBSCL năm 2019 nhằm mục đích không chỉ bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống, giàu tính nhân văn của đồng bào Khmer mà còn là một sản phẩm du lịch hấp dẫn, điểm nhấn về những sắc màu văn hóa du lịch của Sóc Trăng để thu hút du khách đến với tỉnh nhà. Ngoài ra lễ cúng còn là biểu tượng của tinh thần đoàn kết các dân tộc, khơi dậy niềm tự hào, tình yêu quê hương, ý thức trách nhiệm của mọi người trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Dương Tuyết Ngọc
Giải đua ghe Ngo
a. Địa điểm: Tại khán đài đường đua ghe ngo, thành phố Sóc Trăng.
b. Thời gian: Trong 02 ngày (30 – 31/10/2020).
* Ngày 30/10/2020:
- Khai mạc: lúc 12h00 phút
- 12h15 phút: Thi đấu 2 nội dung gồm:
+ Thi đấu vòng loại đến tứ kết nội dung 1.000 mét nữ;
+ Thi đấu vòng loại nội dung 1.200 mét nam.
* Ngày 31/10/2020:
- 12h00 phút:
+ Báo cáo kết quả thi đấu ngày 30/10/2020 và khen thưởng vòng loại.
+ Thi đấu bán kết và chung kết nội dung 1.000m nữ.
+ Thi đấu giai đoạn 2 đến chung kết, nội dung 1.200m nam.
- Bế mạc và trao thưởng: Sau khi kết thúc cuộc đua, BTC sẽ tiến hành bế mạc và trao giải cho các đội ghe đạt thứ hạng cao.
c. Quy mô tổ chức và đối tượng tham gia:
- Tất cả các đội ghe Ngo nam, nữ trong tỉnh (dự kiến 48 đội);
- Riêng các tỉnh bạn có nhu cầu tham gia thi đấu thì tự nguyện liên hệ đăng ký với BTC (không vận động, phát hành thư mời như các năm trước đây).
1. Hội chợ Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền tỉnh Sóc Trăng năm 2020
a. Thời gian: Khai mạc 18h00 ngày 25/10/2020 và kết thúc vào 17h00 ngày 31/10/2020.
b. Địa điểm: Khu văn hóa Hồ Nước Ngọt, thành phố Sóc Trăng.
c. Quy mô: Từ 300 đến 400 gian hàng.
d. Đối tượng tham gia: Các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức xúc tiến thương mại; cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài tỉnh.
(Có kế hoạch chi tiết riêng)
2. Tổ chức “Kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển nghệ thuật sân khấu Dù Kê” và công bố Quyết định công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật trình diễn dân gian Nhạc Ngũ Âm và Múa Rom Vong của người Khmer tỉnh Sóc Trăng
a. Thời gian: 18h30 phút, ngày 30/10/2020.
b. Địa điểm: Quảng trường Bạch Đằng, thành phố Sóc Trăng.
(Có kế hoạch chi tiết riêng)
3. Phục dựng Lễ Cúng Trăng
a. Thời gian: 20h30 phút, ngày 30/10/2020.
b. Địa điểm tổ chức: Quảng trường Bạch Đằng, thành phố Sóc Trăng.
(Có kế hoạch chi tiết riêng)